Việt Nam là một nước nông nghiệp nên chắc hẳn ai trong anh em cũng đều biết cách chăm sóc một con gà từ lúc mới nở đến lúc lớn. Nhưng cách nuôi Gà Đá Cựa Sắt từ lúc nhỏ đến khi ra trường sẽ là một quá trình dài và gian nan gấp nhiều lần nuôi một con gà thông thường. Tại bài viết này Cado247 chia sẻ kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt mọi người có thể tham khảo.
I. Giai Đoạn Gà Đá Con.
Tại giai đoạn này, việc dành thời gian chăm sóc gà sẽ ít hơn khi gà trưởng thành. Đa phần để tiết kiệm thời gian mọi người nên chăm sóc những con gà đá theo đàn. Việc chăm sóc cũng không khác là bao so với việc nuôi dưỡng một con gà thịt. Nhưng đối với gà đá, chúng sẽ được giữ lại lâu dài hơn gà thịt. Vì thế, việc chăm sóc kỹ về chế độ dinh dưỡng và sức khỏe cũng rất quan trọng trong thời kỳ này. Để một con Gà Đá phát triển nhanh và sức tồn tại khỏe mạnh lâu dài thì chúng phải có sức khỏe tốt.
Cách nuôi gà nhanh lớn.
Việc cung cấp chế độ dinh dưỡng đảm bảo và đầy đủ là yếu tố quan trọng nhất để giúp gà Mỹ nhập phát triển tốt toàn diện.
+ Cách cho gà ăn mau lớn: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà đá con cũng như gà thịt cần nhiều chất dinh dưỡng hợp lí để gà phát triển nhanh và mạnh khỏe. Mọi người nên cho ăn thức ăn công nghiệp cho gà hoặc gà đá vì trong thức ăn có chứa đầy đủ các chất cho gà phát triển (thức ăn công nghiệp chiếm 50% hàm lượng thức ăn), bắp hột 10-20% (nên mua loại bể nhỏ để miệng gà con có thể mổ được), lúa 10-20% (Lúa và bắp nên ngâm trước), vì lúa bên ngoài có vỏ trấu cứng nên đối với gà con đường ruột yếu nên việc tiêu hóa vỏ trấu không dễ dàng dẫn đến khả năng hấp thụ kém. Vì thế anh em lưu ý chỉ cho ăn hạn chế và nên cho ăn thức ăn gia súc dành cho gà con sẽ tốt hơn. Bột cá hoặc cá tươi nấu lên bóp nhuyễn trộn chung với thức ăn 10-20%. Các thức ăn lên men như hèm chiếm 5-10% nên bổ sung thêm với lượng ít để kích thích tiêu hóa và hấp thụ). Bên cạnh đó bổ sung các loại vitamin, bã đậu, muối và rau củ với hàm lượng vừa phải.
+ Cách pha nước uống: Có thể bổ sung thêm đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C. Tất cả pha theo tỉ lệ (Đường 50g: Permasol 1g: Vitamin C: 1g) / 1 lít nước.
(Lưu ý: Bắp hột và lúa chỉ áp dụng cho gà trên 1 tháng, nếu nhỏ hơn có thể thay bằng bột bắp).
+ Cách giữ vệ sinh và sức khỏe: Để gà đá cựa con nhanh lớn cần vệ sinh sạch sẽ lồng úm gà. Thường xuyên sát trùng môi trường sống và môi trường xung quanh sạch sẽ và khô ráo. Đảm bảo các công cụ ăn, uống phải sạch sẽ trước khi cho chúng ăn. Đối với gà mới xuống ổ nên lưu ý việc úm gà đúng quy cách.
Tin tức bóng đá mới nhất mỗi ngày
II. Giai Đoạn 2 (Giai đoạn gà đã được 4-6 tháng tuổi).
Giai đoạn này gà đã bắt đầu thể hiện bản năng máu chiến nên giai đoạn này tách gà lên chuồng để chăm sóc riêng tránh tình trạng đá nhau sẽ gây hư chân, hư lông… Ngoài ra chăm sóc riêng giúp gà phát triển toàn diện về kỹ năng, sức khỏe và trọng lượng. Bên cạnh cách cho gà ăn đầy đủ sức khỏe phát triển cũng nên quan tâm đến cách nuôi gà mau ra lông. Giai đoạn này quan trọng và chiếm nhiều thời gian.
Casino online uy tín xanh chín
Cách cho gà ăn.
Giai đoạn này gà đã đạt đến trọng lượng nhất định, không nên sử dụng thực phẩm công nghiệp, nên tập trung vào chế độ ăn cho gà phát triển cơ, giảm béo cũng như cho gà ăn gì để nhanh ra lông.
+ Thức ăn giúp gà phát triển: Ở giai đoạn này lúa là thức ăn chính của gà bên cạnh đó bổ sung thêm các loại rau củ và khoáng chất, vitamin.
+ Thức ăn giúp gà mau ra lông và chắc khỏe: bột cá, bột xương, rau xanh, giá đỗ, sâu, lươn… các nhóm chất đạm. Nên cho ăn với liều lượng vừa để để tránh gà béo, mỡ…
Cách chăm gà.
Nên bổ sung thêm các nhóm vitamin B2, C, D3… để gà phát triển mạnh khỏe. Bên cạnh đó chúng ta nên bắt đầu phơi nắng sáng cho gà 20-30 phút mỗi ngày (đối với nắng dịu).
Cách tắm gà.
Trong giai đoạn này không nên vô nghệ vì như vậy sẽ làm gà bị rút lại, thay vào đó tắm gà bằng nước trà (pha thêm xíu muối) hoặc nước vo gạo. Như vậy sẽ giúp gà mát hơn và long mau phát triển.
(Lưu ý: Nên quan tâm để ý, theo dõi những cá thể gà trong thời gian này, vì mỗi con gà đều có sự thích ứng khác nhau, từ đó điều chỉnh hàm lượng và cách thức khác nhau để gà thích ứng và phát triển tốt).
III. Giai Đoạn 3(Giai đoạn 6 tháng trở lên).
Tại giai đoạn này là giai đoạn bước vào luyện tập và chế độ tập luyện chuẩn bị cho gà mọi mặt tốt nhất về, cân nặng, sức khỏe, và kỹ năng chiến đấu chuẩn. Nên chế độ dinh dưỡng cũng khắt khe hơn bên cạnh chế độ luyện tập để hoàn thiện kỹ năng.
Giai đoạn chăm gà giảm cân, tăng thể lực.
+ Thức ăn gà đá: Lúa và rau xanh là lương thực chính, bên cạnh đó bổ sung mồi, rau và các vitamin.
+ Cách trộn thức ăn cho gà đá:
- Lúa đem ngâm tầm 3 tiếng sau đó loại bỏ trấu và hạt lép rồi chia cho gà ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 1 nắm tay (tùy theo trọng lượng cơ thể của gà mà phân bổ thức ăn cho hợp lý), nên cho gà ăn vừa phải, không cho ăn nhiều.
- Rau xanh, giá… đem cắt nhỏ và bỏ vào máng (đối với rau) sau đó cho gà ăn (vì giai đoạn giảm cân nên hạn chế tinh bột thay vào đó là rau nhiều).
- Mồi và cách vô mồi gà đá: mồi các bạn có thể cho ăn thịt bò, sâu, tép, dế, lươn con. Là những loại mồi thông dụng. Những con mồi còn sống thì nên để gà tự mổ ăn như vậy sẽ làm kích thích máu chiến cho gà, đối với mồi thịt thì nên cắt nhỏ vừa để gà nuốt (đút nếu gà không tự ăn được).
- Các loại vitamin: Mỗi ngày đút cho gà 1 viên B2 sau khi cho ăn và phơi nắng xong, nên pha VitaminC vào nước uống hằng ngày để gà tang sức đề kháng, bên cạnh đó nên phơi nắng gà thường xuyên để hấp thụ được Vitamin nhóm D (D3).
+ Cách tắm cho gà đá: Nên vô nghệ cho gà hằng ngày sau khi phơi nắng sáng xong (đối với gà đã ra đủ lông và lông đã cứng). Chiều tầm 2-3H nên xả lại bằng nước trà ấm. Đối với gà ra lông chưa đủ nên tắm bằng nước vo gạo để giữ ẩm và kích thích mọc lông.
+ Cách nuôi gà đá cựa sắt có lực: Gà Đá có lực được thể hiện qua từng đòn đá mạnh, chắc trong các trận chiến. Những cú đá tạo ra những âm thanh nặng trĩu mà một khi chúng ta nghe thấy đều cảm nhận được uy lực của nó. Để gà đá có lực bên cạnh về dinh dưỡng thì luyện tập cũng là yếu tố quan trọng, các cách luyện tập thể lực như:
- Thả lồng bay: việc này giúp gà có đôi cánh khỏe, có thói quen bay và đập cánh nhiều, để lúc chiến đấu gà có thể bay nhanh, cao và xa. Nên thả lồng bay 2 ngày/tuần.
- Thả lồng chạy: giúp gà có đôi chân khỏe, sức dẻo dai để trụ lâu trong trận, chân khỏe thì lực ra đòn sẽ nhanh và mạnh hơn. Nên thả lồng chạy 2 lần/tuần
- Xổ gà: xổ gà là cách chúng ta có thể nhìn thấy được điểm mạnh và điểm yếu của gà để từ đó chúng ta có chế độ nuôi phù hợp để củng cố cho gà. Bên cạnh đó, xổ gà giúp gà có khả năng thực chiến để dạn hơn khi ra trường, nên xổ gà 1-2 lần/tuần.
Trên đây là tổng hợp các cách chăm gà theo từng giai đoạn mà trại gà mình đã áp dụng những năm qua và đạt được nhiều hiệu quả, bên cạnh đó cũng có rất nhiều cách chăm gà đá tốt khác, anh em có thể tham khảo thêm. Cảm ơn anh em đã tin tưởng và ủng hộ Cado247 trong những năm qua. Chúc các anh em chung đam mê nuôi được nhiều chiến kê thi đấu xuất sắc.
Xem thêm
- Tiết lộ bí quyết giảm thiểu sai lầm khi cá cược đá gà từ các sư kê
- Đặc điểm gà Chọi 3 miền Bắc Trung Nam mà các sư kê nên biết
- Hé lộ bí mật mẹo nuôi gà chọi chiến bất bại bí truyền của các sư kê
- Gà lưỡi rùa là gì? Gà chọi lưỡi rùa đá hay không?
- Hướng dẫn nuôi gà ở thành phố – Khi diện tích nhỏ hẹp không phải là vấn đề